Xác lập chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Học phần: Công pháp quốc tế

Đề tài:

  • Phân tích các cơ sở pháp lý quốc tế xác lập chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?       
  • Đánh giá hành vi (của Trung Quốc và một số quốc gia khác) chiếm đóng các thực thể ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam dưới góc độ nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực/ đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế?

Phân tích các cơ sở pháp lý quốc tế xác lập chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

  1. Nguyên tắc “chiếm hữu thật sự”

Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo này từ khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ thứ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở 2 quần đảo này là rõ ràng, liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ hiện hành – nguyên tắc chiếm hữu thật sự – của Công pháp quốc tế. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để chứng minh và bảo vệ chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo này qua các thời kỳ lịch sử.

* Dựa trên tiến trình thời gian để chứng minh “nguyên tắc chiếm hữu thật sự”

Từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX, trải qua 3 triều đại khác nhau, một chứng cứ hết sức quan trọng không thể không đề cập khi chứng minh nhà nước phong kiến Việt Nam đã quản lý thật sự hiệu quả đối với 2 quần đảo này. Đó là việc tổ chức đơn vị hành chính của Hoàng Sa (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) trong hệ thống tổ chức hành chính của nhà nước lúc bấy giờ. Đội Hoàng Sa là một tổ chức do nhà nước lập ra để quản lý, bảo vệ, khai thác 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội Hoàng Sa, về sau lập thêm Đội Bắc Hải do Đội trưởng Đội Hoàng Sa kiêm quản, đã hoạt động theo lệnh của 7 đời chúa, từ chúa Nguyễn Phúc Lan hay Nguyễn Phúc Tần cho đến khi phong trào Tây Sơn nổi dậy, không gặp phải bất kỳ sự tranh chấp, phản kháng nào.

Trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp, với tư cách là đại diện cho Nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại, Cộng hòa Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này. Sau đó, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được trao cho chính quyền của vua Bảo Đại.

Đến thời kỳ Việt Nam tạm thời chia 2 miền Nam Bắc, các chính thể miền Nam Việt Nam đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước, cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Từ tháng 4/1975, các lực lượng Quân giải phóng nhân dân Nam Việt Nam đã tiếp quản hai quần đảo này.

Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bằng nhiều hoạt động, vừa đảm bảo đầy đủ và đúng thủ tục trên phương diện đấu tranh pháp lý, vừa củng cố và duy trì sự hiện diện của quân và dân trên các thực thể địa lý đang đặt dưới sự quản lý của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Vậy, Việt Nam luôn duy trì chủ quyền của mình với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong suốt tiến trình lịch sử kể từ khi khai phá đến hiện nay.

Unilever Cham    Unilever Health    VIB Fianncial    Viettel money

* Căn cứ vào các tư liệu thành văn và bản đồ của các nước phương Tây.

Hiện tại các trung tâm lưu trữ trên thế giới còn lưu giữ nhiều bản đồ cổ, trong đó thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Đây là sự thừa nhận của quốc tế về sự quản lý, khai thác của nhà nước phong kiến Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Trong một công trình của nhà nghiên cứu M.G Dumoutier đã đề cập đến một tập bản đồ Việt Nam vẽ vào cuối thế kỷ 15 gồm 24 mảnh, trong đó có mảnh thứ 19 đã thể hiện rõ ràng ở ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi có một bãi cát trải dài 500 – 600 hải lý mang tên Bãi Cát Vàng. Trong rất nhiều bản đồ cổ giai đoạn thế kỷ 16, 17, 18 và 19 của các nhà truyền giáo, hàng hải Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan… đều đã vẽ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thành một dải liền nhau, hình lá cờ đuôi nheo nằm trải dài ngoài khơi dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam, trong đó có rất nhiều chấm nhỏ biểu thị các hòn đảo, bãi cát với hàng chữ Isle de Pracel (Bản đồ: Livro da marinharia – fm Pinto năm 1560; Sinensis Oceanus (Biển Đông) năm 1595; bản đồ Indiae Orientalis (bản đồ Đông Ấn) năm 1606 tại Amsterdam – Hà Lan,… ). Điều này phản ánh sự hiểu biết sâu sắc rất chính xác của người phương Tây về mối quan hệ giữa quần đảo Hoàng Sa và nước Đại Việt từ thế kỉ 16 đến đầu thế kỷ 19.

Những tấm bản đồ của phương Tây về 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong hơn hai thế kỷ qua hoàn toàn phù hợp với những nội dung đã được ghi chép lại trong các văn kiện pháp lý, sử sách và bản đồ cùng thời của Việt Nam; là nguồn tư liệu quý củng cố một cách vững chắc các cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Xác lập chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

2. Công ước Luật Biển năm 1982

Theo quy định của pháp luật quốc tế, ngoài việc xác lập lãnh thổ đối với vùng đất vô chủ, quốc gia ven biển được mở rộng chủ quyền và quyền chủ quyền ra các vùng biển theo nguyên tắc nhất định. Những quy định về hoạch định lãnh hải, đặc quyền kinh tế, đảo và thềm lục địa… của quốc gia và giữa các quốc gia có bờ biển đối diện, liền kề được quy định trong Công ước Luật Biển 1982. Theo những quy định của công ước này, “Vùng yêu sách bản đồ 9 vạch”  (đường lưỡi bò) của Trung Quốc là trái với thực tiễn và Pháp luật quốc tế .

Shopee giảm giá   Lazada voucher   Piecardin   Vnpay     Highland

Xem thêm tại: https://123docz.net/document/10220210-bai-tap-cuoi-ky-cong-phap-quoc-te-ve-xac-lap-chu-quyen-hop-phap-cua-viet-nam-doi-voi-quan-dao-hoang-sa-va-truong-sa.htm

Liên hệ: Email: tailieuluatkinhte1327@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/yakuza1327

Bài viết liên quan: 

Bài tập nhóm công pháp quốc tế về chủ quyền hợp pháp

https://123docz.net/document/10188099-bai-tap-nhom-cong-phap-quoc-te-ve-chu-quyen-hop-phap.htm

Bài tập nhóm công pháp quốc tế về nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác

https://123docz.net/document/10188233-bai-tap-nhom-cong-phap-quoc-te-ve-nguyen-tac-binh-dang-ve-chu-quyen-giua-cac-quoc-gia-va-nguyen-tac-khong-can-thiep-vao-cong-viec-noi-bo-cua-quoc-gia-.htm

 

admin

Recent Posts

Tòa án nhân dân tối cao tuyển dụng công chức 2025

thi công chức TÒA ÁN TỐI CAO TUYỂN DỤNG 2025 TÀI LIỆU ÔN THI 1.…

2 tuần ago

Tuyển dụng công chức viện kiểm sát 2024

thi công chức 1. Số lượng tuyển dụng và vị trí việc làm công chức…

5 tháng ago

Tòa án Hải Phòng tuyển dung công chức 2024

Tòa án Hải Phòng tuyển dung công chức 2024, Tổng chỉ tiểu tuyển dụng: 09…

9 tháng ago

Tòa án nhân dân tối cao tuyển dụng công chức 2024

thi công chức TÒA ÁN TỐI CAO TUYỂN DỤNG 2024 1. Số lượng tuyển dụng…

9 tháng ago

Mã đề thi viết chuyên ngành viện kiểm sát 2024.04

đề thi công chức VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ... HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG…

10 tháng ago

Tòa án An Giang tuyển dụng công chức 2024

Tòa án An Giang tuyển dụng công chức 2024, tuyển dụng 15 công chức tòa…

11 tháng ago