• tailieuluatkinhte1327@gmail.com
Tiểu luận, Khóa luận tốt nghiệp, Báo cáo thực tập Luật
Xác định tư cách chủ thể luật quốc tế của Kosovo và Palestine

Xác định tư cách chủ thể luật quốc tế của Kosovo và Palestine

Học phần: Công pháp quốc tế

I. GIỚI THIỆU VỀ CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ

Trên thực tế, bất cứ một hệ thống pháp luật nào cũng có các chủ thể pháp luật nhất định vốn có của nó. Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm do các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng, trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa những chủ thể đó. Như vậy, chủ thể luật quốc tế có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ là thực thể độc lập có quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế, mà trực tiếp thiết lập, tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế, bao gồm cả việc xây dựng và thực thi các nguyên tắc, quy phạm của luật quốc tế.

Xuất phát từ những dấu hiệu xác định tư cách chủ thể của luật quốc tế, có thể đưa ra một định nghĩa tổng quát về chủ thể của pháp luật quốc tế như sau: “Chủ thể của luật quốc tế là bộ phận cấu thành cơ bản của quan hệ pháp luật quốc tế, là thực thể đang tham gia hoặc có khả năng tham gia vào những quan hệ đó một cách độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế và chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế về những hành vi mà chính chủ thể thực hiện.”

Thực tiễn cho thấy tồn tại các chủ thể luật quốc tế chủ yếu sau: (i) Quốc gia là chủ thể cơ bản của luật quốc tế; (ii) Tổ chức quốc tế là chủ thể phái sinh của luật quốc tế; (iii) Các dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết và (iv) Chủ thể đặc biệt.

II. XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ CỦA KOSOVO

1. Giới thiệu về Kosovo

Kosovo là tên gọi một lãnh thổ tại miền trung Bán đảo Balkan của châu Âu và quốc gia tự tuyên bố độc lập được một bộ phận quốc tế công nhận tại Đông Nam Âu.Vốn là một phần lãnh thổ thuộc Serbia, Kosovo đã tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008 với tên gọi nước Cộng hòa Kosovo.

2. Xác định tư cách chủ thể Luật quốc tế của Kosovo

Theo quy định tại điều 1 Công ước Montevideo ngày 26/12/1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia thì một thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế phải thỏa mãn những điều kiện sau: (i) Dân cư thường xuyên; (ii) Lãnh thổ được xác định; (iii) Chính phủ và (iv) Năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác. Xét những điều kiện của Kosovo, nhóm xác định tư cách chủ thể Luật quốc tế của Kosovo chính là quốc gia. Cụ thể như sau:

2.1. Về điều kiện lãnh thổ xác định

Lãnh thổ là cơ sở vật lý quan trọng cho sự tồn tại của một quốc gia, bao gồm các bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia, tại đó quốc gia thực hiện quyền tối cao đối với lãnh thổ của mình.

Đáp ứng điều kiện trên, Kosovo có lãnh thổ xác định. Kosovo là lãnh thổ nội lục tại miền trung bán đảo Balkan, là cầu nối giữa vùng Trung và Nam Âu và giữa biển Adriatic và biển Đen, thủ đô và thành phố lớn nhất của Kosovo là Pristina.

Là một quốc gia không giáp biển, Kosovo có biên giới với phía bắc Macedonia và Albania về phía  nam, Montenegro về phía tây và lãnh thổ không tranh chấp của Serbia về phía bắc và đông. Kosovo nằm giữa 41° và 44° vĩ Bắc, và từ 20° and đến 22° kinh Đông. Biên giới của Kosovo dài xấp xỉ 602,09 km. Kosovo có diện tích 10.908 km², tương đương Jamaica hoặc Lebanon, có diện tích nhỏ nhất ở Balkan.

2.2. Về điều kiện dân cư thường xuyên

Về nguyên tắc, quốc gia không tồn tại nếu không có dân cư. Vì vậy, quốc gia sẽ biến mất nếu dân cư biến mất hay di cư toàn bộ. Sự thay đổi một phần về số lượng dân cư không ảnh hưởng đến sự tồn tại của quốc gia.

Về điều kiện này, Kosovo đã đáp ứng đầy đủ khi lãnh thổ Kosovo có một cộng đồng dân cư mang quốc tịch Kosovo, và dân cư Kosovo mang tính ổn định và bền vững. Theo thống kê năm 2020, dân số của Kosovo là 1,873 triệu người. Dân tộc chính của Kosovo: người Albani và người Serb là các nhóm dân tộc lớn nhất, theo sau là Bosniak, Gorani, Thổ Nhĩ Kỳ và Romani.

Kosovo đã cấp hộ chiếu cho công dân của mình. Hộ chiếu Kosovo có màu xanh thẫm với sáu ngôi sao vàng, giống như trên quốc kỳ, tượng trưng cho sáu sắc dân chính ở lãnh thổ này. Phần nội dung hộ chiếu được in bằng tiếng Anh, tiếng Serbia và tiếng Albania. Công dân Kosovo có thể sử dụng hộ chiếu này để xin nhập cảnh vào những nước đã công nhận nền độc lập của Kosovo.

2.3. Về điều kiện chính quyền

Cùng với dân cư và lãnh thổ, chính quyền là một trong các yếu tố quan trọng cấu thành quốc gia. Một lãnh thổ có sự hiện diện của dân cư nhưng thiếu vắng tổ chức đại diện cho dân cư và thực thi quyền lực nhà nước sẽ không tạo nên cơ sở đầy đủ cho việc hình thành quốc gia. Với tư cách chủ thể của luật quốc tế, quốc gia cần một chính quyền đại diện hợp pháp và đảm bảo thực thi quyền lực. Chính quyền có thể được tổ chức một cách đơn giản hay tiến đến mức độ tương đối hoàn thiện, bao gồm hệ thống các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp. Trong mọi trường hợp, chính quyền phải thực hiện quyền kiểm soát đối với dân cư và lãnh thổ, đảm bảo thực thi trên thực tế quyền lực nhà nước một cách hữu hiệu.

Ngày 17 tháng 2 năm 2008, Kosovo đã đơn phương tuyên bố độc lập của mình. Tháng 4 năm đó, một hội đồng Kosovar đã thông qua một hiến pháp, có hiệu lực vào ngày 15 tháng 6 năm 2008. Theo hiến pháp năm 2008, cơ quan hành pháp của chính phủ do tổng thống (nguyên thủ quốc gia) và thủ tướng (người đứng đầu chính phủ) lãnh đạo. Tổng thống được bầu bởi Hội đồng Kosovo với nhiệm kỳ 5 năm và có quyền được bầu lại thêm một nhiệm kỳ nữa. Tổng thống bổ nhiệm thủ tướng theo đề nghị của đảng đa số hoặc liên minh trong Quốc hội. Quốc hội là cơ quan lập pháp đơn viện bao gồm 120 đại biểu do cử tri bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm. Trong số 120 ghế trong Hội đồng, 100 ghế được phân bổ trên cơ sở đại diện theo tỷ lệ, ít nhất 10 được đảm bảo cho người Serb Kosovar, và 10 dành cho các thành viên của Bosniak (người Hồi giáo Bosnia), Thổ Nhĩ Kỳ, Roma, Ashkali, Ai Cập và cộng đồng Gorani.

Tòa án tối cao Kosovo là cơ quan tư pháp cao nhất đối với tất cả các vấn đề ngoại trừ các vấn đề liên quan đến hiến pháp do Tòa án Hiến pháp quyết định. Đối với Tòa án tối cao và các tòa phúc thẩm cấp dưới, ít nhất 15 phần trăm thẩm phán phải đến từ các cộng đồng thiểu số. Hội đồng tư pháp độc lập đảm bảo tính công bằng của hệ thống tư pháp . Hội đồng tư pháp cũng giới thiệu các ứng cử viên tư pháp cho tổng thống Kosovo, người đưa ra các cuộc bổ nhiệm.

Các thành phố là đơn vị cơ bản của chính quyền địa phương. Mỗi đô thị được quản lý bởi một thị trưởng và hội đồng thành phố, được bầu bốn năm một lần theo tỷ lệ đại diện. Các thành phố có quyền liên kết với nhau và tham gia vào việc lựa chọn chỉ huy cảnh sát địa phương. Một số thành phố tự quản với chủ yếu là người Serb có các quyền đặc biệt, chẳng hạn như vận hành hệ thống y tế trung học, giám sát giáo dục sau trung học và quản lý các địa điểm văn hóa và tôn giáo.

Như vậy, Kosovo đã xây dựng một bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương để thực thi quyền lực nhà nước một cách hữu hiệu và đại diện cho nhà nước và dân cư trong lãnh thổ Kosovo.

2.4. Về điều kiện năng lực tham gia vào các quan hệ với các chủ thể quốc tế khác

Nhìn nhận về Kosovo, vào ngày 17 tháng 2 năm 2008, Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Serbia.

Ngày 22 tháng 7 năm 2010, Tòa án cho rằng tuyên bố độc lập của Kosovo không vi phạm các nguyên tắc chung hoặc luật pháp quốc tế, vốn không cấm đơn phương tuyên bố độc lập, cũng không vi phạm các điều luật quốc tế cụ thể – đặc biệt là UNSCR 1244 – vốn không xác định tình trạng cuối cùng của Kosovo. Nhưng Serbia đã bác bỏ quyết định đó. Mặc dù Serbia công nhận quyền cai trị lãnh thổ của chính phủ dân cử Kosovo, song họ vẫn tiếp tục yêu sách lãnh thổ này với tên gọi Tỉnh tự trị Kosovo và Metohija.

Hiện nay, 3/5 nước trong hội đồng bảo an thường trực là Hoa Kỳ, Anh, Pháp công nhận Kosovo là 1 quốc gia độc lập. Đến nay, đã có 111 trên 193 thành viên Liên Hợp Quốc, 22 trên tổng số 28 thành viên Liên minh châu Âu, 25 trên tổng số 29 thành viên NATO, 34 trên tổng số 57 thành viên Tổ chức Hợp tác Hồi giáo đã công nhận Kosovo là 1 quốc gia độc lập.  Bên cạnh đó, Kosovo cũng là thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Hội đồng Hợp tác Khu vực và đã đăng ký làm thành viên của Interpol và vị trí quan sát viên của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.

Tất cả điều đó đã cho thấy Kosovo đã đáp ứng điều kiện chủ quyền để trở thành một quốc gia độc lập. Theo nhà bình luận Jeans-Arnault Dérens của tờ Le Monde diplomatique, có lẽ là một quốc gia “hậu hiện đại”. Đó là nơi thử nghiệm một thứ tổ chức nhà nước chưa từng có với quyền độc lập bị giới hạn và lệ thuộc vào sự bảo trợ của quốc tế.

III. XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ CỦA PALESTINE

1. Giới thiệu về Palestine

Xem thêm tại: https://123docz.net/document/10188260-bai-tap-nhom-cong-phap-quoc-te-ve-xac-dinh-tu-cach-chu-the-luat-quoc-te-cua-kosovo-va-palestine.htm

Email: tailieuluatkinhte1327@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/yakuza1327

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!