Tư cách chủ thể của Tòa thánh vatican và đài loan
Chủ thể của luật quốc tế là thực thể tham gia hoặc có khả năng tham gia vào quan hệ quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế và chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế về những hành vi mà chính chủ thể đó thực hiện.
Hiện nạy, trong pháp luật quốc tế đang tồn tại và công nhận 4 loại chủ thể sau của luật quốc tế : Quốc gia, tổ chức quốc tế liên quốc gia, dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền tự quyết dân tộc và chủ thể đặc biệt.
Mỗi một loại chủ thể đều có những đặc điểm riêng, và hiện nay trên thế giới có Vatican và Đài Loan là hai thực thể có tư cách chủ thể của luật quốc tế có nhiều tranh cãi. Vì vậy nhóm hai xin được phân tích và đưa ra quan điểm như sau:
Tòa thành Vatican là một thực thể nằm trong thành phố Roma của Italia. Chúng ta sẽ đi phân tích lần lượt các yêu tố để xác định tư cách chủ thể của Vatican.
Thứ nhất, liệu Vatican có phải là một quốc gia thực sự hay không? Để một chủ thể là một quốc gia thì đáp ứng 4 điều kiện cơ bản:
Lãnh thổ xác định là sự phân định và xác định được một cách rõ ràng lãnh thổ của mình với các quốc gia láng giềng.
Vatican có diện tích khoảng 0,44km^2 , nằm trọn trong thành phố Rome, tức là nằm bên trong Italia.Vào năm 1929 theo Hiệp ước Latêranô với tư cách là một thực thể mới thì Vatican và Italya đã thỏa thuận để phân định ranh giới của cả hai bên, thông qua hiệp định này cho thấy sự rõ ràng, tách bạch của cả hai bên trong vấn đề lãnh thổ. Và sau khi ký hiệp ước đó hai bên không có vấn đề nào trong xác định lãnh thổ của nhau. Giới hạn lãnh thổ của Vatican là bức tường cao bao quanh dài tổng cộng 3,2 km2 .
Một thực thể có tư cách quốc gia thì yếu dân cư là yếu tố không thể thiếu. Dân cư là một cộng đồng người, họ phải gắn bó ổn định và thường xuyên với quốc gia đó. Sự gắn bó ổn định của dân cư với quốc gia thể hiện thông qua quốc tịch và sự cư trú của học trên lãnh thổ. Quốc tịch của người dân có sự bền vững tức là gắn bó về thời gian, quốc tịch có khả năng gắn bó với họ từ khi họ nhận quốc tịch cho đến cuối cuộc đời họ hay không? Và cho dù đi đến đâu thì họ vẫn mang quốc tịch của quốc gia đó là yếu tố về không gian.Trong tòa thánh Vatican có dân cư sinh sống và có 450 người có quốc tịch Vatican, tuy nhiên quốc tịch Vatican được xác định mang tính tạm thời , trên cơ sở, chức năng, nhiệm vụ của của cá nhân đó tại Vatican. Một cá nhân có quốc tịch Vatican trong thởi gian làm việc tại Vatican và chấm dứt khi thực hiện xong nhiệm vụ được giao, như vậy mối quan hệ của quốc tịch Vatican và dân cư của Vatican không có mối quan hệ hai chiều, quốc tịch đó sẽ hết hiệu lực khi mà công dân đó thực hiện xong nhiệm vụ được giao. Tức là quốc tịch đó không có khả năng gắn bó với công dân của mình.Yếu tố bền vững về thời gian của dân cư chưa được đáp ứng
Vatican tổ chức bộ máy quản lý theo hình thức là một nền quân chủ thần quyền. Giáo hoàng là người đứng đầu, nắm quyền lưc tối cao, bao gồm cả quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp. Giáo hoàng được bầu với quyền lực trọn đời bởi Mật nghị Hồng y gồm các Hồng y dưới 80 tuổi. Các quan chức chính phủ chính của Thành Vatican là Quốc vụ khanh (đồng thời đóng vai trò ngoại trưởng), Chủ tịch Ủy ban lễ nghi Thành quốc Vatican (đồng thời là Thủ hiến), và Chưởng ấn Thành Vatican.
Hiện nay Vatican cũng đã xác lập quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới, Vào năm 1900, chỉ khoảng 20 quốc gia có qua hệ ngoại giao với Tòa Thánh; đến năm 1978, con số này đã lên tới 84 và năm 2005 là 174. Với Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI, số các nước này tăng lên đến 180 và với Đức Giáo hoàng Phanxicô, con số này đã tăng lên 183.Bên cạnh con số 183 nước kể trên, Liên hiệp châu Âu và Hội Hiệp sĩ Malta cũng có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh. Có khoảng 90 Đại sứ quán có trụ sở ở Roma, bao gồm Liên hiệp châu Âu và Hội Hiệp sĩ Malta .
Và Vatican cũng đã tham gia vào công ước viên 1961 và
Vào 6/4/1964 Liên Hợp Quốc đã cấp tư cách nhà nước quan sát viên thường trú.1/7/2004 Vatican đã có được tất cả các quyền của tư cách thành viên đầy đủ trừ quyền bỏ phiếu, đệ trình đề xuất giải quyết mà không có nghị quyết và đưa ra các ứng viên (A/RES/58/314)
Từ điều đó cho thấy khả năng tham gia các quan hệ quốc tế của Vatican
Tuy nhiên, yếu tố về sự bền vững dân cư của Vatican chưa được đáp ứng về nên Vatican chưa được coi là một quốc gia thực sự, và căn cứ vào tình tình hiên nay Vatican cũng không phải là dân tộ đang đấu tranh giành quyền tự quyết hay là tổ chức quốc tế liên chính phủ. Vì vậy Vatican chỉ mang tư cách của một chủ thể đặc biệt.
Đài Loan là một thực thể khác trên thế giới rơi vào tranh cãi đây là một quốc gia hay là một dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền tự quyết dân tộc. Nếu là một quốc gia thì 4 yếu tố của một quốc gia liệu có được đáp ứng hay không
Đảo Đài Loan nằm tại phía Tây Bắc Thái Bình Dương, tọa lạc giữa quần đảo Ryukyu của Nhật Bản và quần đảo Philippines, tách rời khỏi lục địa Á-Âu đồng thời có đường biên giới trên biển giáp với Trung Quốc đại lục thông qua eo biển Đài Loan, Đài Loan có diện tích vào khoảng 36.000 km², là đảo lớn thứ 38 trên thế giới, với khoảng 70% diện tích là đồi núi còn đồng bằng tập trung chủ yếu tại khu vực ven biển phía tây.
Năm 1895, Nhật và Trung ký hiệp ước Shimonoseki, nói rằng Đài Loan thuộc quyền kiểm soát của Nhật cho đến năm 1945
Năm 1943, tại hội nghị Potsdam, lãnh đạo Đài Loan Chiang Kai-shek gặp gỡ U.S. Tổng thống Franklin Roosevelt and British Prime Minister Winston Churchill ở Cairo. Tổng kết hội nghị, Hiệp định Cairo được kí, nhấn mạnh rằng “…Formosa [Taiwan], và the Pescadores [the Penghu Islands], thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ Trung Hoa dân Quốc
Sau thế chiến thứ hai, Chính phủ Trung Hoa Dân quốc chấp nhận sự đầu hàng của Nhật tại Đài Loan. Chính phủ Đài Loan tuyên bố: …I restore all legal territory, people, administration, political, economic, and cultural facilities and assets of Taiwan [including the Penghu Islands].”
Đài Loan không có lãnh thổ được sự công nhận của Trung Hoa
Dân số của Đài Loan khoảng hơn 23tr người (2018), và dân cư ở đây luôn mang tính ổn định và thường xuyên bởi Quốc tịch Đài Loan của người dân Đài Loan luôn mang tính bền vững về thời gian và không gian,
Dân số của Đài Loan khoảng hơn 23 triệu người (2018), trong đó 95% là người Hán, 70% là người Phúc Kiến, 14% là người Khách Gia, 14% những người nhập cư từ 1949; 3,1% những người nhập cư mới và 2,4 % là Thổ Dân và dân cư ở đây luôn mang tính ổn định và thường xuyên bởi Quốc tịch Đài Loan của người dân Đài Loan luôn mang tính bền vững về thời gian và không gian.
Đài Loan cũng có một bộ máy chính quyền riêng để quản lý đất nước riêng. Họ cũng có chế độ pháp luật riêng để quản lý.
Chính quyền của Đài Loan thì luôn được nhân dân trên hòn đảo này ủng hộ, và họ thực hiện quyền quản lý của mình một cách hữu hiệu mà không chịu sự ảnh, chi phối bởi nước khác mặc dù Trung Quốc luôn tìm cách và cho rằng đó là một phần của Trung Quốc nhưng cư dân nơi đây không đồng tình việc đó và họ luôn thực hiện và ủng hộ việc quản lý của chính quyền của Đài Loan và Đài Loan cũng nhiều lần khẳng định điều này với báo chí quốc tế về sự độc lập, không phụ thuộc của mình.
Đài Loan có khả năng tự mình tham gia vào các quan hệ quốc tế một cách độc lập, điều đó được thể hiện ở việc hiện nay có nhiều quốc gia trên thế giới xác lập quan hệ với Đài Loan và công nhận Đài Loan mặc dù con số này giảm dần, sự giảm dần của các quốc gia hay việc không công nhận Đài Loan nó không chứng minh được rằng Đài Loan không có khả năng tự mình xác lập quan hệ ngoại giao, bởi việc xác lập quan hệ ngoại giao là ý chí của các chủ thể có muốn hay không.( Lý giải thêm về vấn đề các nước trên thế giới hạn chế xác lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Bởi Trung Quốc luôn muốn Đài Loan xác nhập vào quốc gia của mình nhưng điều đó chưa thể thực hiện được, vì vậy mà Trung Quốc luôn dùng sức mạnh của mình để ép buộc Đài Loan và cũng gián tiếp làm điều đó với các quốc gia xác lập quan hệ với Đài Loan, điều đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các nước đó đặc biệt là kinh tế)
Hiện nay trên thế giới Đài Loan đã xác lập quan hệ với rất nhiều quốc gia, nhưng con số này đang giảm dần Tính đến ngày 20 tháng 9 năm 2019, các quốc gia bang giao của Trung Hoa Dân Quốc gồm: 4 quốc gia châu Đại Dương là Nauru, Palau, Quần đảo Marshall và Tuvalu; 9 quốc gia Mỹ Latinh-Caribe là Belize, Honduras, Guatemala, Haiti, Nicaragua, Paraguay, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia và Saint Vincent và Grenadines; một quốc gia châu Phi là Eswatini, cùng với Thành Vatican tại châu Âu.
Xem thêm tại: https://123docz.net/document/10188228-tieu-luan-cong-phap-quoc-te-ve-tu-cach-chu-the-cua-vatican-va-dai-loan.htm
Liên hệ: Email: tailieuluatkinhte1327@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/yakuza1327
thi công chức TÒA ÁN TỐI CAO TUYỂN DỤNG 2025 TÀI LIỆU ÔN THI 1.…
thi công chức 1. Số lượng tuyển dụng và vị trí việc làm công chức…
Tòa án Hải Phòng tuyển dung công chức 2024, Tổng chỉ tiểu tuyển dụng: 09…
thi công chức TÒA ÁN TỐI CAO TUYỂN DỤNG 2024 1. Số lượng tuyển dụng…
đề thi công chức VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ... HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG…
Tòa án An Giang tuyển dụng công chức 2024, tuyển dụng 15 công chức tòa…