I, HỦY PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
1, Các vấn đề chung
a, Định nghĩa hủy phán quyết trọng tài thương mại
Hủy Phán Quyết Trọng Tài là một chế định của pháp luật Trọng Tài Thương Mại, theo đó, một trong các bên tranh chấp được quyền yêu cầu tòa án bác PQTT nếu có đủ căn cứ chứng minh rằng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp bị hủy theo quy định của pháp luật.
Hủy PQTT có một số đặc điểm dưới đây:
+ PQTT có giá trị chung thẩm.
+ PQTT chỉ có thể bị hủy nếu thỏa mãn các quy định liên quan đến căn cứ hủy PQTT theo quy định của pháp luật TTTM.
+ Việc hủy PQTT phải tuân theo một trình tự và thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.
+ Cùng với quyết định hủy PQTT của tòa án, hàng loạt hệ quả sẽ phát sinh liên quan đến rất nhiều đối tượng như các bên tranh chấp, tổ chức trọng tài, HĐTT hoặc TTV duy nhất giải quyết vụ việc…
Ở Việt Nam, quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài được quy định tại Điều 69 Luật Trọng tài thương mại năm 2010,
“1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.
Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.”
trọng tài thương mại
b, Bản chất của hủy phán quyết trọng tài thương mại
Bản chất của việc hủy PQTT là PQTT đó sẽ bị hủy bỏ và không có hiệu lực thi hành đối với các bên tranh chấp.
Ý nghĩa tích cực của việc hủy PQTT thể hiện ở chỗ việc hủy PQTT buộc tòa án phải cẩn trọng xem xét lại PQTT, xem xét kỹ đơn đề nghị hủy, xem xét từng căn cứ hủy và nếu PQTT đã vi phạm pháp luật, tức là có đủ căn cứ để tuyên hủy thì tòa án phải tuyên hủy PQTT. Tuy nhiên, việc hủy PQTT cũng có ý nghĩa tiêu cực:
Với những PQTT bị hủy bỏ toàn bộ, việc hủy bỏ PQTT sẽ có tác động tiêu cực:
Đối với bên thắng kiện: cũng tức là bên mà khi PQTT được thực thi sẽ có lợi chohọ, bởi vì điều mà họ chờ đợi khi PQTT được thi hành sẽ không còn
Đối với bên thua kiện: nếu muốn bảo vệ quan điểm của mình thì họ lại phải bắt đầu một thủ tục mới kéo dài, tốn kém về cả thời gian và công sức là khởi kiện ra tòa án và điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: phá vỡ chiến lược và kế hoạch kinh doanh, xáo trộn về công việc, ách tắc về tài chính… uy tín và thương hiệu bị ảnh hưởng.
2, Pháp luật việt nam về hủy phán quyết trọng tài và thực tiễn áp dụng
a, Pháp luật Việt Nam
* Các trường hợp hủy (căn cứ tuyên hủy phán quyết trọng tài)
Theo quy định pháp luật hiện hành thì Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên. Việc hủy phán quyết trọng tài được thực hiện trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật hiện nay.
Theo đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu; (Điểm a, khoản 2 Điều 14 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP)
Điều này được hiểu là Hội đồng trọng tài trên thực tế đã tiến hành giải quyết tranh chấp và ban hành phán quyết mặc dù giữa các bên không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài giữa các bên vô hiệu
Ví dụ: Ngày 05-12-2012 Ông A( chức vụ PGĐ, đại diện cho công ty thuê tài thính Nara ký hợp đồng mua bán thép với công ty ACB. Điều 9 của Hợp đồng quy định nếu có tranh chấp xảy ra sẽ được giải quyết tại VIAC (Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nm bên cạnh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam). Tranh chấp xảy ra và nguyên đơn đã khởi kiện lên VIAC. Hội đồng trọng tài đã ban hành phán quyết. Tuy nhiên, bị đơn nộp đơn lên Tòa án nhân dân Tp HCM yêu cầu hủy phán quyết trọng tài vì thỏa thuận trọng tài vô hiệu và các bên có phản đối nhưng không được chấp nhận
KL của Toàn án: Ông A đại diện cho công ty tài chính Nara ký thỏa thuận trọng tài, tuy nhiên tại thời điểm này, ông không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty Nara và cũng không được ủy quyền hợp pháp. Vì lý do này mà tòa án đã kết luận rằng thỏa thuận trọng tài được ký kết giữa Công ty Nara và công ty ACB vô hiệu. Trên cơ sở đó Tòa đã ra quyết định hủy phán quyết trọng tài được ban hành bơi VIAC, căn cứ vào điểm b Điều 68 LTTTM
Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này ( Điểm a, khoản 2 Điều 14 Nghị quyết 01/2014/NQQ-HĐTP)
Nghĩa là Hội đồng trọng tài thực hiện không đúng thỏa thuận của các bên hoặc quy định Luật TTTM về thành phần hội đồng trọng tài, quy tắc trọng tài
Ngoài ra, Tòa án xét thấy đó là những vi phạm nghiêm trọng và cần phải hủy nếu như Hội đồng trọng tài không thể khắc phục được hoặc không khắc phục theo yêu cầu của Tòa án (K7 Điều 71 Luật TTTM)
Ở đây có 1 vấn đề cần được làm rõ đó là khi nào thì được xem là Hội đồng trọng tài thực hiện không đúng thỏa thuận của các bên hoặc quy định luật TTTM về thành phần hội đồng trọng tài, quy tắc trọng tài
VD: Để làm rõ: các bên thỏa thuận tranh chấp được giải quyết bởi Hội đồng trọng tài gồm 3 trọng tài viên. Thực tế việc giải quyết tranh chấp được tiến hành vởi Hội đồng Trọng tài gồm 1 trọng tài viên duy nhất, mặc dù một bên có phản đối nhưng không được Hội đồng trọng tài chấp nhận
KL của tòa án: HĐTT thực hiện không đúng thỏa thuận các bên về thành phần HĐTT và dựa vào vấn đề này TA có thể tiến hành hủy phán quyết trọng tài căn cứ vào điểm b Khoản 2 Điều 68 LTTTM 2010)
Bên cạnh đó, Tòa án phải xét thấy rằng đó là những vi phạm nghiêm trọng và cần phải hủy nếu Hội đồng trọng tài không thể khắc phục được hoặc không khắc phục theo yêu cầu của Tòa án (K7 Điều 71 Luật TTTM)
Như vậy, phán quyết sẽ bị hủy nếu như đạt được hai yêu cầu trên
Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ (Điểm c, khoản 2 Điều 14 Nghị quyết 01/2014/NQQ-HĐTP)
Trong TH tiếp theo, phán quyết sẽ bị hủy nếu tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài. Căn cứ theo Điểm c, khoản 2 Điều 14 sẽ bị hủy khi:
Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điểm 2 luật TTTM
Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp mà không được các bên thỏa thuận yêu cầu Trọng tài giải quyết
Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp vượt quá phạm vi của thỏa thuận đưa ra TRọng tài giải quyết