nguồn bổ trợ của Luật quốc tế
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.. 5
PHẦN NỘI DUNG.. 9
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ.. 9
1.1.1 Khái niệm nguồn của Luật quốc tế. 9
1.1.2. Cơ sở pháp lí xác định nguồn của Luật quốc tế. 9
1.2 Lịch sử hình thành. 10
1.2.1 Luật quốc tế Cổ đại 10
1.2.2 Luật quốc tế Trung đại 11
1.2.3 Luật quốc tế Cận đại 11
1.2.4 Luật quốc tế Hiện đại 12
1.3 Quy định về nguồn bổ trợ của Luật quốc tế trên thế giới 13
1.4 Mối quan hệ giữa các nguồn bổ trợ với điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. 16
1.5 Ý nghĩa và vai trò của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế. 18
CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ.. 19
2.1 Án lệ (Precedent) 20
2.1.1 Góc nhìn tổng quan về án lệ (precedent) 20
2.1.2 Án lệ trong hệ thống Luật quốc tế. 21
2.1.3 Vai trò của án lệ trong Luật quốc tế. 25
2.1.3.1 Là cơ sở thực tế có tính thuyết phục cao nhằm xác định các tiêu chuẩn pháp lý chung,đặc biệt khi có sự không thống nhất về một vấn đề nào đó của Luật quốc tế. 25
2.1.3.2 Trên cơ sở khẳng định sự đúng đắn và hợp lý, các án lệ có vai trò là cơ sở vật chất (material sources) làm nền tảng xây dựng các quy phạm mới của Luật quốc tế. 27
2.2 Các học thuyết khoa học về Luật quốc tế. 28
2.2.1 Khái niệm.. 28
2.2.2 Các học thuyết tiêu biểu. 29
2.2.2.1 Các bài viết khoa học của các học giả nổi tiếng. 29
2.2.2.2 Các học thuyết khoa học. 36
2.3 Các nguyên tắc chung được các quốc gia văn minh trên thế giới thừa nhận. 40
2.3.1 Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế (pacta sunt servanda) 41
2.3.2 Nguyên tắc luật sau thay thế luật trước (lex posteriori derogat priori) 43
2.3.3 Nguyên tắc luật riêng thay thế luật chung (lex specialis derogat generalis) 46
2.3.4 Nguyên tắc không ai có thể trao quyền cho người khác hơn những quyền mà mình có (nemo plus iuris transferre potest quam inpse habet) 47
2.3.5 Nguyên tắc tôn trọng quyền thụ đắc (principe du respect de droits acquyss) 48
2.4 Nghị quyết của các tổ chức liên chính phủ. 50
2.4.1 Cơ sở lí luận. 50
2.4.2.Phân loại 51
2.4.2.1 Nghị quyết có tính quy phạm (có giá trị bắt buộc) 51
2.4.2.2 Nghị quyết mang tính khuyến nghị 52
2.4.3 Vai trò của nghị quyết của các tổ chức liên chính phủ. 53
2.4.3.1 Quá trình hình thành và viện dẫn áp dụng trong quy phạm điều ước. 53
2.4.3.2 Quá trình hình thành và viện dẫn áp dụng quy phạm tập quán. 54
2.5 Tuyên bố đơn phương của các chủ thể Luật quốc tế. 56
2.5.1 Cơ sở lý luận. 56
2.5.2. Tuyên bố đơn phương với tư cách là nguồn bổ trợ của Luật quốc tế với các tuyên bố đơn phương khác. 59
2.5.3. Một số loại tuyên bố đơn phương. 60
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP. 68
PHẦN KẾT LUẬN.. 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 72
Nguồn của Luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và thực tiễn vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xác định mối quan hệ giữa các chủ thể của Luật quốc tế. Trong hệ thống Luật quốc tế hiện đại ngoài nguồn cơ bản của Luật quốc tế là Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế có thể xác định một cách rõ ràng khi tranh chấp xảy ra thì cơ quan tài phán sẽ có căn cứ để xác định nghĩa vụ của các chủ thể. Tuy nhiên, trong các tranh chấp quốc tế không phải vụ tranh chấp nào cũng đều có thể áp dụng dễ dàng Điều ước quốc tế hay Tập quán quốc tế hoặc khi không có cả hai nguồn trên thì tòa án quốc tế dựa vào đâu để giải quyết tranh chấp. Từ đó đặt ra vấn đề, ngoài nguồn cơ bản ra còn có nguồn nào khác để hỗ trợ cho các cơ quan tài phán dễ dàng căn cứ vào đó để giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể quốc tế với nhau. Từ các nguyên nhân trên nguồn bổ trợ của Luật quốc tế được hình thành và phát triển cùng với nguồn cơ bản. Thế nhưng vai trò của nguồn bổ trợ có vai trò như thế nào trong Luật quốc tế, nó góp phần quan trọng ra sao trong các phán quyết giải quyết tranh chấp quốc tế?
Với những lý do trên, nhóm đã tiến hành thực hiện bài tiểu luận này với đề tài “Phân tích nguồn bổ trợ Luật quốc tế” nhằm mục đích trả lời những câu hỏi đã đặt ra, từ đó làm nổi bật vai trò của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế nói riêng và tầm ảnh hưởng đến toàn thế giới nói chung để có cái nhìn sâu rộng và bao quát về vấn đề này.
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu vai trò của nguồn bổ trợ của Luật quốc tế trong mối quan hệ với các nguồn Luật quốc tế cơ bản và thông qua thực tiễn áp dụng hiện nay để từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện hơn những nguồn bổ trợ của Luật quốc tế.
Với tầm quan sát và đúc kết thực tiễn còn giới hạn ở vị trí sinh viên, bài tiểu luận chỉ tham khảo và phân tích trong một số tài liệu có liên quan. Từ đó, đưa một số kết luận thông qua thực tiễn để hoàn thiện bài tiểu luận.
Khi chọn đề tài này, nhóm đã hướng đến hai mục tiêu chính, đó là đảm bảo cả tính lí luận và thực tiễn:
Trên cơ sở thu thập, xử lí và phân tích các tài liệu, các học thuyết khoa học về Luật quốc tế, nhóm muốn hướng đến mục đích tìm hiểu những vai trò của nguồn bổ trợ trong việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật quốc tế trong từng trường hợp cụ thể, thông qua đó xác định mối quan hệ giữa các nguồn bổ trợ với Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế.
Đây là bài tiểu luận mang tính thực tiễn cao. Vì vậy, nhóm đã đặt ra mục tiêu là có thể nghiên cứu thực tiễn áp dụng của nguồn bổ trợ Luật quốc tế hiện nay, đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp đối với một trong những nguồn bổ trợ của Luật quốc tế đang được quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu luật học, đó là án lệ.
Phương pháp nghiên cứu đề tài này là sự kết hợp của hai phương pháp sau:
Trên cơ sở thu thập và tổng hợp thông tin từ các tài liệu chuyên môn, các bài luận nghiên cứu, tạp chí uy tín để có được cái nhìn tổng quát về vấn đề. Sau đó nhóm thực hiện sử dụng phương pháp diễn dịch và phân tích để hiểu rõ hơn về các khái niệm, nội dung cơ bản trong nguồn bổ trợ, trình bày lại theo quan điểm cá nhân dựa trên: sự tôn trọng các nghiên cứu đã có.
Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về nguồn bổ trợ của luật quốc tế từ các bài tiểu luận đến các luận văn cao học đều phân tích tống quát về nguổn bổ trợ. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu còn mang tính khái quát cao mà chưa chuyên sâu vào một vấn đề cụ thể để có thể làm sáng tỏ các khía cạnh của nguồn bổ trợ.
Trong bài tiểu luận này, nhóm thực hiện cũng đã có cơ hội tham khảo nhiều những nguồn tài liệu, bài viết có liên quan đến vấn đề này. Nhóm thực hiện xin giới thiệu một số nguồn tâm đắc sau:
Thứ nhất, cuốn sách “Luật quốc tế” sách chuyên khảo của Tiến sĩ Ngô Hữu Phước, NXB Chính trị quốc gia phát hành.
Đây là cuốn sách cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan nhất về các nguồn bổ trợ trong luật quốc tế. Cuốn sách đã đưa ra được khái niệm và giới thiệu được các hình thức của các loại nguồn bổ trợ khác nhau trong Luật quốc tế. Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ dừng lại ở phần khái niệm và chưa đi phân tích sâu hơn vào từng loại nguồn bổ trợ trong luật pháp quốc tế.
Thứ hai, cuốn sách “Luật quốc tế” , sách tham khảo của học viện Quan hệ quốc tế Hà Nội, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
Cuốn sách này không đưa ra các khái niệm cơ bản theo tuần tự mà đã cung cấp những phân tích, những ví dụ cụ thể nhất của án lệ, các tuyên bố đơn phương của các quốc gia, các bài viết của các học giả nổi tiếng, các nghị quyết của tổ chức Liên hợp quốc qua các giai đoạn phát triển. Qua đó, giúp người đọc thấy rõ được sự cải cách và thay đổi mạnh mẽ những quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc, các quy chế tòa án quốc tế và các công ước quốc tế. Đồng thời, nhóm tác giả đã có sự dẫn dắt cụ thể từ thực tế thi hành giúp người đọc liên hệ mật thiết với các quy định của pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, kiến thức được trình bày trong cuốn sách này quá rộng và mang tính chuyên sâu. Người đọc phải nắm được các khái niệm, đặc điểm cơ bản của nguồn cơ bản nói riêng và của Luật quốc tế thì mới có thể hiểu được cách viết của các tác giả.
Bên cạnh đó còn nhiều các công trình nghiên cứu, các bài viết mang tính thời sự về vấn đề này được đăng tải trên các trang thông tin uy tín trong và ngoài nước.
Hiện nay, pháp luật quốc tế đã đưa vai trò của nguồn bổ trợ lên tầm quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Từ những nghiên cứu của các tác giả trước và các văn bản pháp luật hiện hành liên quan, nhóm nghiên cứu đề tài sẽ có những nghiên cứu nối tiếp để làm rõ hơn về nguồn bổ trợ trong việc áp dụng, thực thi pháp luật quốc tế.
Nhóm thực hiện đề tài này với mong muốn nhằm làm sáng tỏ hơn các quan điểm khác nhau về lý luận của nguồn bổ trợ trong luật pháp quốc tế. Đồng thời, trong quá trình viết bài, nhóm muốn nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò không thể thiếu của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế. Mặc dù nguồn cơ bản chiếm vị trí phần lớn trong quá trình đàm phán, giải quyết các tranh chấp hiện nay trên thế giới và giá trị pháp lý bắt buộc, tuy nhiên điều đó cũng không thể phủ nhận được tầm quan trọng và giá trị thực tiễn cao của nguồn bổ trợ trong khoa học pháp lý quốc tế. Đồng thời, khi nghiên cứu đề tài này, nhóm thực hiện cũng có cơ hội tìm hiểu kỹ và sâu sắc hơn về Luật quốc tế nói chung và nguồn bổ trợ của Luật quốc tế nói riêng. Từ đó trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết trong học tập và công việc sau này.
Bài tiểu luận của nhóm được chia làm 3 phần:
Trong quá trình nghiên cứu với thời gian có hạn, đồng thời với sự hiểu biết chưa sâu sắc, và khó khăn trong quá trình tìm kiếm tài liệu nên bài tiểu luận còn nhiều sai sót, nhóm rất mong nhận được phản hồi tích cực từ người đọc nhằm hoàn thiện hơn tri thức mà bài tiểu luận mang đến.
Xem thêm tại: https://123docz.net/document/3006972-phan-tich-nguon-bo-tro-cua-luat-quoc-te.htm
Liên hệ: Email: tailieuluatkinhte1327@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/yakuza1327
thi công chức TÒA ÁN TỐI CAO TUYỂN DỤNG 2025 TÀI LIỆU ÔN THI 1.…
thi công chức 1. Số lượng tuyển dụng và vị trí việc làm công chức…
Tòa án Hải Phòng tuyển dung công chức 2024, Tổng chỉ tiểu tuyển dụng: 09…
thi công chức TÒA ÁN TỐI CAO TUYỂN DỤNG 2024 1. Số lượng tuyển dụng…
đề thi công chức VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ... HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG…
Tòa án An Giang tuyển dụng công chức 2024, tuyển dụng 15 công chức tòa…