

Nội luật hóa luật quốc tế vào luật Việt Nam 2023
Học phần: Công pháp quốc tế
Tiểu luận, Khóa luận, Báo cáo thực tập – Danh mục Tài liệu Luật
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.. 3
Chương 1: Lý luận chung về mối quan hệ giữa Luật quốc gia – luật quốc tế và vấn đề nội luật hóa ở Việt Nam.. 4
1.1. Lý luận chung về mối quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế. 4
1.1.1. Khái niệm.. 4
1.1.2. Mối quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế. 4
1.2. Lý luận chung về vấn đề nội luật hóa ở Việt Nam.. 17
1.2.1. Khái niệm.. 17
1.2.2. Đặc điểm.. 19
1.2.3. Các mô hình nội luật hóa các Điều ước quốc tế ở Việt Nam.. 21
1.2.4. Các học thuyết về nội luật hóa Điều ước quốc tế. 24
1.2.5. Vấn đề nội luật hóa của các nước trên thế giới 29
Chương 2: Thực trạng mối quan hệ giữa luật quốc gia-luật quốc tế và vấn đề nội luật hóa ở VN.. 42
2.1. Thực trạng thực thi các điều ước quốc tế ở Việt Nam trong một số lĩnh vực cụ thể….………………………………………………………………………………..42
2.1.1. Trong lĩnh vực nhân quyền. 42
2.1.2. Trong lĩnh vực kinh tế – thương mại 43
2.1.3. Trong lĩnh vực môi trường. 44
2.1.4. Trong lĩnh vực du lịch. 45
2.2. Nhận xét và kiến nghị 50
2.2.1. Nhận xét 50
2.2.2. Kiến nghị 53
KẾT LUẬN.. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 59
PHỤ LỤC: 60
LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn Xã hội chủ nghĩa, Luật quốc tế đang phát triển một cách mạnh mẽ trong lịch sử loài người. Về căn bản, luật quốc tế được biểu hiện qua tập quán và Điều ước quốc tế. Hiện nay, các tập quán được áp dụng cực kì ít, chỉ sử dụng những tập quán ưu việt như: quy chuẩn về ngoại giao, cứu hộ trên biển, tuyên bố tình trạng chiến tranh, bảo vệ nguyên thủ quốc gia,…. Các Điều ước quốc tế thì ngược lại, đang phát triển và tăng nhanh trên mọi lĩnh vực. Chính vì thế trong phạm vi bài tiểu luận của nhóm, khi bàn về mối quan hệ qua lại giữa luật quốc gia và luật quốc tế, về bản chất cũng chính là tìm hiểu về quan hệ qua lại giữa pháp luật quốc gia và Điều ước quốc tế. Với tính cách là nguồn cơ bản của Luật quốc tế hiện đại, điều ước quốc tế nổi lên giữ vai trò của một công cụ pháp lý hữu hiệu nhất điều chỉnh quan hệ về mọi mặt giữa các chủ thể của Luật quốc tế, chủ yếu là các quốc gia. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò then chốt của điều ước quốc tế càng được khẳng định, vừa là phương tiện hợp tác của các quốc gia, vừa là “đòn bẩy” của các quan hệ hợp tác quốc tế về kinh tế.
Tuy nhiên, xét về bản chất của mối quan hệ qua lại giữa luật quốc gia với luật quốc tế ở Việt Nam hiện tại cũng như nhiều nước trên thế giới hiện nay còn chưa có quan điểm thống nhất. Điều này đã làm cho giới chức chính trị ở các nước nhìn nhận vấn đề này không giống nhau, thậm chí còn sử dụng pháp luật quốc tế (hoặc pháp luật quốc gia) như một công cụ để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.
Trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm chỉ nêu lên những lý luận cơ bản về mối quan hệ luật quốc tế và luật quốc gia và hiểu được bản chất nội luật hóa là gì cùng với thực trạng và một số ý kiến của nhóm xung quanh những vấn đề đó, để cùng cô và các bạn trao đổi trong buổi phản biện.
Chương 1: Lý luận chung về mối quan hệ giữa Luật quốc gia – luật quốc tế và vấn đề nội luật hóa ở Việt Nam
1.1. Lý luận chung về mối quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế
1.1.1. Khái niệm
Luật quốc tế là hệ thống pháp luật độc lập bao gồm những nguyên tắc, quy phạm do các chủ thể của luật quốc tế xây dựng nhằm điều chỉnh quan hệ quốc tế (chủ yếu là quan hệ chính trị) giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau. Luật quốc tế được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế riêng lẻ, cưỡng chế tập thể hoặc thông qua dư luận tiến bộ trên thế giới.
Luật quốc gia là hệ thống các quy phạm pháp lý, thành văn hoặc không thành văn do nhà nước đặt ra hoặc công nhận nhằm điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa các chủ thể của pháp luật và về nguyên tắc những quan hệ đó phát sinh trong lãnh thổ hoặc quyền tài phán của quốc gia đó. Pháp luật trong nước có hiệu lực trực tiếp trên lãnh thổ của quốc gia ban hành ra nó.
Như đã nói ở trên, về bản chất mối quan hệ luật quốc tế và luật quốc gia cũng chính là bàn về quan hệ qua lại giữa pháp luật quốc gia và Điều ước quốc tế. Thế thì Điều ước quốc tế là gì?
Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật quốc tế do chủ thể của Luật quốc tế xây dựng dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng thông qua quá trình đấu tranh, thương lượng nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ với nhau.
1.1.2. Mối quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế
1.1.2.1. So sánh luật quốc gia và luật quốc tế
Để so sánh một cách căn bản luật quốc gia và luật quốc tế ta xét đến các yếu tố sau:


Về đối tượng điều chỉnh, pháp luật quốc gia điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong nội bộ phạm vi lãnh thổ, còn pháp luật quốc tế điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống sinh hoạt quốc tế giữa các chủ thể luật quốc tế.
Về chủ thể, chủ thể luật quốc gia là thể nhân, pháp nhân và nhà nước tham gia với tư cách là chủ thể đặc biệt khi nhà nước là một bên trong quan hệ, còn chủ thể của pháp luật quốc tế là các quốc gia có chủ quyền, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, các tổ chức liên chính phủ và các chủ thể khác.
Về trình tự xậy dựng pháp luật, việc xây dựng pháp luật và trình tự xây dựng pháp luật của pháp luật quốc gia do cơ quan lập pháp thực hiện còn xây dựng và trình tự xây dựng pháp luật quốc tế do không có cơ quan lập pháp nên khi xây dựng các quy phạm thành văn, bất thành văn chủ yếu do sự thỏa thuận giữa các chủ thể có chủ quyền quốc gia của luật quốc tế.
Về biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật, quốc gia có bộ máy cưỡng chế tập trung thường trực như quân đội, cảnh sát, tòa án, nhà tù… làm biện pháp bảo đảm thi hành, còn pháp luật quốc tế thì không có bộ máy cưỡng chế tập trung mà chỉ có một số biện pháp cưỡng chế nhất định mang tính tự cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể.
Về phương pháp điều chỉnh, các ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia có nhiều phương pháp điều chỉnh khác nhau còn các ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc tế thì chỉ có một phương pháp điều chỉnh là sự thỏa thuận.
1.1.2.2. Quan hệ thứ bậc giữa Điều ước quốc tế và Pháp luật quốc gia
Nói đến tác động qua lại giữa điều ước quốc tế và pháp luật trong nước, cũng tức là nói đến các học thuyết về mối quan hệ qua lại giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, xét theo nghĩa rộng. Qua nghiên cứu cho thấy, các học thuyết về mối quan hệ qua lại này, trước hết, ra đời trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa và ở một mức độ nhất định, gắn với mục tiêu chính trị là củng cố quyền lực của nhà nước tư sản và từ đó có những ảnh hưởng quan trọng đối với quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của các quốc gia. Nổi lên có hai học thuyết[1] quan trọng là thuyết nhất nguyên và thuyết nhị nguyên. Trong thuyết nhất nguyên lại có trường phái về giá trị ưu thế của pháp luật quốc tế và trường phái về giá trị ưu thế của pháp luật quốc gia.
- a) Thuyết nhất nguyên
Thuyết nhất nguyên (nhất nguyên luận) xuất phát từ quan điểm cho rằng, luật quốc tế và luật quốc gia là hai bộ phận của một hệ thống pháp luật thống nhất, trong đó bộ phận này tuỳ thuộc vào bộ phận kia. Sự tuỳ thuộc của mỗi bộ phận pháp luật là do đặc tính về giá trị ưu thế của bộ phận này, so với bộ phận kia quyết định.
Đại diện cho học thuyết này là H.Kelsel, A.Verdross, A.Zorn, A.Lasson, B.Kunz[2]. Cội nguồn sâu xa, xét về mặt lịch sử tư tưởng của học thuyết này, trước hết là dựa vào quan điểm của học thuyết pháp luật tự nhiên. Trên cơ sở quan niệm cho rằng bản chất tốt đẹp của con người là do năng lượng của thiên nhiên mang lại nên không thể được xác định khác nhau, do đó mọi xung đột được loại trừ.
Học thuyết nhất nguyên đưa ra ba khả năng xác định mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia tuỳ theo vị trí ưu tiên của chúng. Một khả năng coi pháp luật quốc tế có vị trí ưu tiên hơn (chủ nghĩa nhất nguyên với sự ưu tiên của pháp luật quốc tế), khả năng thứ hai là pháp luật của quốc gia có vị trí ưu tiên hơn (chủ nghĩa nhất nguyên với sự ưu tiên của pháp luật quốc gia) và khả năng thứ ba là dung hòa hai khả năng trên.
- Thứ nhất, trường phái về “giá trị ưu thế của luật quốc tế”
Những người theo trường phái về giá trị ưu thế của luật quốc tế ủng hộ quan điểm cho rằng, luật quốc tế có giá trị cao hơn luật quốc gia; luật quốc gia phụ thuộc vào luật quốc tế và do luật quốc tế quyết định. Nói cách khác, luật quốc tế được đặt lên trên luật quốc gia, có giá trị chi phối đối với luật quốc gia; luật quốc gia phải phục tùng luật quốc tế
[1] Các luật gia luật quốc tế Xô-viết (cũ) cho rằng có ba học thuyết về mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật trong nước là: thuyết nhị nguyên; thuyết về giá trị ưu thế của pháp luật quốc tế; thuyết về giá trị ưu thế của pháp luật trong nước.
Xem thêm tại: https://123docz.net/document/3006965-noi-luat-hoa-luat-quoc-te-vao-luat-viet-nam.htm
Liên hệ: Email: tailieuluatkinhte1327@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/yakuza1327