• tailieuluatkinhte1327@gmail.com
Tiểu luận, Khóa luận tốt nghiệp, Báo cáo thực tập Luật
Nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực dưới góc độ vụ việc Nga và Ukraine

Nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực dưới góc độ vụ việc Nga và Ukraine

Học phần: Công pháp quốc tế (Luật Quốc tế)

Đề bài: Phân tích nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực dưới góc độ vụ việc Nga và Ukraine.

Bài làm:

  1. Nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế

Vũ lực từng là giải pháp cho quan hệ quốc tế trong quá khứ. Nhưng trải qua hai cuộc thế chiến với đa thương mất mát vô ngần, nhân loại đã nhận ra sự nguy hiểm của việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Cùng với đó, trong xu hướng toàn cầu hóa và quan điểm bảo vệ quyền con người, vũ lực trở thành điều mà Liên hợp quốc kêu gọi các quốc gia từ bỏ.

Tại khoản 4, điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc quy định: Tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc.

Tuy nhiên, nguyên tắc này có một số ngoại lệ:

1.Trường hợp có hành vi xâm lược hoặc đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế đã được hội đồng bảo an Liên hợp quốc áp dụng các biện pháp phi vũ trang những không đạt được hiệu quả mong muốn, buộc phải dùng tới vũ trang.

2.Trường hợp quốc gia thực hiện quyền tự vệ cá nhân hay tự vệ tập thể khi bị xâm lược.

  • 2. Tóm tắt vụ việc Nga và Ukraine

Ukraine vốn là một phần lãnh thổ của Liên Xô cũ. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga là quốc gia thừa kế địa vị pháp lý của Liên Xô, cùng với 2 quốc gia khác là Belarus và Ukraine thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Trong khi Nga và Belarus vẫn giữ quan hệ chặt chẽ thì Ukraine dần tách ra và ngả về phía Mỹ cùng Tây Âu.

Trong khi quan hệ ngoại giao của Nga và Ukraine ngày càng xấu đi vì những hành động thiếu thiện chí từ cả 2 bên, Mỹ lại “dang tay” với quốc gia Đông Âu này. Tuy nhiên, vì sự ảnh hưởng của Nga nên các quốc gia phương Tây chưa dám đưa Ukraine vào NATO.

Đến năm 2021, Nga đưa ra tối hậu thư với Ukraine và NATO về việc không được kết nạp Ukraine vào NATO, nhưng bị NATO lờ đi.

Ngày 21-2-2022, Tổng thống Vladimir Putin công nhận độc lập của hai nước cộng hòa ly khai ở miền đông Ukraine. Sáng sớm 24-2, nhà lãnh đạo Nga công bố “chiến dịch quân sự đặc biệt” với mục đích “bảo vệ người dân tại Cộng hòa nhân dân Donetsk và Cộng hòa nhân dân Lugansk”.

  • 3. Đánh giá hành vi sử dụng vũ lực của Nga với Ukraine

Hành vi sử dụng vũ lực của Nga với Ukraine là hành vi vi phạm quy tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, gây ra hậu quả nghiêm quả nghiêm trọng đối với chính phủ và người dân Ukraine nói riêng và thế giới nói chung.

Thứ nhất, Nga đã có hành vi tổ chức chiến dịch quân sự, sử dụng vũ lực để tấn công vào lãnh thổ của Ukraine mà không có được sự đồng ý của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Thứ hai, lý do Nga đưa ra là “”bảo vệ người dân tại Cộng hòa nhân dân Donetsk và Cộng hòa nhân dân Lugansk”. Nga cho rằng Ukraine có hành vi tấn công vùng Donetsk và Lugansk – 2 vùng mà Nga công nhận là “quốc gia” và là đồng minh của Nga. Như vậy bằng việc công nhận sự tồn tại của 2 chính quyền này cùng với cáo buộc Ukraine tấn công và sự yêu cầu giúp đỡ từ Donetsk, Lugansk, Nga muốn vin vào ngoại lệ về tự vệ cá nhân và tự vệ tập thể trong nguyên tắc không dùng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực để tấn công Ukraine. Nhưng lý do này là lý do không hề hợp lý bởi :

– 2 vùng này là lãnh thổ hợp pháp của Ukraine, Nga chỉ đơn phương công nhận sự tồn tại của 2 nhà nước này, pháp luật quốc tế không công nhận Donetsk và Lugansk là quốc gia độc lập.

– Nga không đưa ra được bằng chứng thuyết phục về cáo buộc Ukraine tấn công người dân tại Cộng hòa nhân dân Donetsk và Cộng hòa nhân dân Lugansk.

– Nga chưa có được sự đồng ý của Hội đồng Bảo an để đưa quân vào Ukraine.

Thứ ba, nguyên nhân sâu xa của vụ việc này là Nga không chấp nhận Ukraine gia nhập NATO vì Nga cho rằng đây sẽ là bất lợi lớn với Nga. Tuy nhiên, việc Ukraine gia nhập NATO hay không thuộc về quyền tự quyết của quốc gia độc lập này nên theo lý mà nói, ngay từ mục đích chi phối hành động của Ukraine là Nga đã sai.

Thứ tư, hành vi sử dụng vũ lực của Nga nhằm vào Ukraine đã xâm phạm chủ quyền và lợi ích, gây hậu quả nghiêm trọng đối với chính phủ và nhân dân Ukraine cũng như ảnh hưởng tới toàn thế giới. Việc Nga tấn công Ukraine khiến cho đất nước này lâm vào cảnh chiến tranh, người dân Ukraine phải vật lộn với đói nghèo, mất mát, cuộc sống đảo lộn và nguy hiểm cận kề. Mặc dù Nga đã mở một số hành lang nhân đạo, nhưng dù vậy người dân Ukraine đã mất đi quá nhiều vì cuộc chiến này. Thế giới vừa bước đầu thoát khỏi đại dịch Covid để đi vào thời kỳ phát triển mới, chiến dịch tại Nga và Ukraine đã giáng một đòn lên nền kinh tế đang dần hồi phục của các quốc gia. Nhiên liệu và thực phẩm trở nên khan hiếm, giá hàng hóa tăng cao, đặc biệt là tại Mỹ, Châu Âu và ảnh hưởng tới cả châu Á. Nếu tiếp diễn tình trạng này, người dân Tây Âu và Mỹ sẽ phải đối diện với nguy cơ đói kém và lạnh khi mùa đông khắc nghiệt sẽ tới trong khoảng 9 tháng nữa.

Thứ năm, mặc dù Tòa án Công lý Quốc tế đã đưa ra phán quyết cho vụ việc trên nhưng Nga hoàn toàn phớt lờ phán quyết này, tiếp tục các hoạt động quân sự tại Ukraine.

Thứ sáu, chiến dịch này khiến cho bầu không khí ngoại giao trên thế giới trở nên căng thẳng đáng báo động. Vào thời điểm này, bất cứ một hành động quá kích nào của Nga hay NATO đều có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh trên diện rộng mà các vùng lân cận như châu Á dễ dàng bị ảnh hưởng, thậm chí phải tham chiến. Chúng ta đã vì chiến tranh mà đau thương quá nhiều, mất hơn 70 năm để có thể xây dựng nền hòa bình, ổn định trên thế giới, không người dân nào muốn tiếp diễn chiến tranh.

Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine là vi phạm nguyên tắc không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Đây là hành vi đáng lên án. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ của Liên Bang Nga, Ukraine gia nhập NATO quả thực là nguy hiểm lớn cho quốc gia này bởi chính NATO đã là một tổ chức được lập nên ban đầu với mục đích là chống lại xu hướng phát triển của chủ nghĩa cộng sản mà mục tiêu trước hết là Liên Xô, hiện tại là Liên Bang Nga. Ngày nào những lãnh đạo trên thế giới vẫn còn ôm mộng chi phối và thống lĩnh các quốc gia khác, ngày đó “hòa bình” chỉ là một trạng thái tương đối, kém ổn định, bền vững.

Xem thêm tại: https://123docz.net/document/10724404-phan-tich-nguyen-tac-khong-su-dung-vu-luc-va-de-doa-su-dung-vu-luc-duoi-goc-do-vu-viec-nga-va-ukraine-1.htm

Bài viết liên quan:

Phân tích nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực từ duới góc độ vụ việc nga và ucraina (công pháp quốc tế)

https://123docz.net/document/10433493-phan-tich-nguyen-tac-cam-dung-vu-luc-va-de-doa-su-dung-vu-luc-tu-duoi-goc-do-vu-viec-nga-va-ucraina-cong-phap-quoc-te.htm

Liên hệ: Email: tailieuluatkinhte1327@gmail.com 

               Facebook: https://www.facebook.com/yakuza1327

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!