Học phần: Công pháp quốc tế

Tiểu luận, Khóa luận, Báo cáo thực tậpDanh mục Tài liệu Luật

MỤC LỤC.. 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ “MỀM”. 3

1.1.    Khái quát chung về luật quốc tế “mềm”. 3

1.1.1.    Khái niệm.. 3

1.1.2.    Các thuật ngữ liên quan. 4

1.2.    Sự hình thành và phát triển của Luật quốc tế “mềm”. 5

1.2.1.    Sự hình thành của Luật quốc tế “mềm”  5

1.2.2.    Quá trình phát triển của Luật quốc tế “mềm”. 8

1.3.    Đặc điểm của luật quốc tế “mềm”. 10

1.3.1.    Chủ thể của Luật  quốc tế “ mềm”  10

1.3.2.    Tính hình thức. 10

1.3.3.    Về trình tự xây dựng các quy phạm luật quốc tế “mềm”. 11

1.3.4.    Cơ chế ràng buộc và tình hiệu lực pháp lý. 11

1.4.    Vai trò của luật quốc tế “mềm”. 13

1.5.    So sánh giữa Luật “mềm” và luật “cứng”. 16

CHƯƠNG 2: LUẬT QUỐC TẾ “MỀM” – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI. 21

2.1.Những yếu tố tác động đến xu hướng phát triển chung của Luật Quốc tế………………………………………………………….. 21

2.1.1.    Xu hướng toàn cầu hóa, hợp tác hóa quốc tế: 21

2.1.2.    Phát sinh nhiều vấn đề cấp bách toàn cầu, đòi hỏi sự cam kết của nhiều quốc gia: 22

2.1.3.    Lựa chọn bước đệm, công cụ ràng buộc trách nhiệm của các quốc gia trong tương lai. (Chuyển đổi từ luật “mềm” sang luật “cứng”) 23

2.2.    Thực trạng áp dụng luật Quốc tế “mềm” trong thời gian gần đây. 25

2.3.    Xu hướng phát triển của luật quốc tế  ‘‘mềm’’ 31

2.3.1.    Xu hướng phát triển song song giữa Luật ‘‘mềm’’ và Luật ‘‘cứng’’ 31

2.3.2.    Xu hướng phát triển luật “mềm” thành luật “cứng”. 32

2.3.3.    Xu hướng giữ nguyên trạng thái “mềm”  33

2.4.    Luật quốc tế “mềm” ở Việt Nam và các nước trên thế giới 35

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN LUẬT QUỐC TẾ “MỀM” TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ.. 50

3.1.    Đánh giá xu hướng phát triển của Luật quốc tế -luật quốc tế “mềm”. 50

3.2.    Một số kiến nghị – hoàn thiện. 51

3.2.1. Về lĩnh vực áp dụng. 52

3.2.2. Về cơ chế ràng buộc. 57

3.2.3. Về khả năng biến luật “mềm” thành luật “cứng”. 58

KẾT LUẬN.. 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 62

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT QUỐC TẾ “MỀM”

Khái quát chung về luật quốc tế “mềm”

    • Khái niệm

Luật quốc tế “mềm”- một khái niệm dường như không còn mới mẻ nhưng vẫn còn khá lạ lẫm đối với hệ thống pháp luật quốc tế. Bởi cho đến ngày nay, nó vẫn còn gây ra nhiều sự tranh cãi khác nhau trong tư tưởng của nhiều học giả trên thế giới, nhưng cuối cùng chúng ta vẫn chưa thể có được một khái niệm cụ thể nào về luật quốc tế “mềm”. Đóng một vai trò thiết yếu trong bối cảnh của pháp luật quốc tế hiện nay, việc phát triển các công cụ pháp luật mềm được xem như là một phần trong những thỏa ước cần thiết khi thực hiện công việc trong hệ thống pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số học giả trên thế giới không chấp
nhận sự tồn tại của nó đối với những ngành luật khác. Đối với một khái niệm còn
mang tính trừu tượng, phức tạp như vậy thì việc chưa đi đến một sự thống nhất nào
cũng là dễ hiểu.

Theo cộng đồng Châu Âu, luật quốc tế “mềm” được sử dụng để mô tả các loại công cụ pháp lý không mang tính bắt buộc tuyệt đối của cộng đồng Châu Âu như: bộ quy tắc ứng xử, các văn bản hướng dẫn[1]

Ngoài ra, theo tổ chức Liên Hiệp Quốc, xem xét khái niệm Luật mềm bằng cách liệt kê ra một vài hình thức chứa đựng Luật mềm như:

  • Hầu hết các Nghị quyết và Tuyên bố của hội đồng Liên hợp quốc , ví dụ Tuyên ngôn về Nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948.
  • Các yếu tố khác như báo cáo, nguyên tắc, quy tắc ứng xử, mã số… thực hành, thường được tìm thấy như là một phần của điều ước quốc tế khung
  • Kế hoạch hành động (như chương trình nghị sự 21[2]) và nghĩa vụ hiệp ước khác.

Tuy nhiên, chúng ta có thể nhìn thấy một điều từ khái niệm trên đó là sự liệt kê, chúng ta chưa thể hình dung thế nào là luật quốc tế “mềm” từ nội dung đó cả, mà nó chỉ nêu ra những văn bản nào được xem là luật quốc tế “mềm” khiến chúng ta vẫn còn khá mơ hồ về nó.

   Hay theo một số quan điểm của các nhà Khoa học, các nhà nghiên cứu: Luật quốc tế “mềm” là thuật ngữ chỉ các công cụ pháp lý mà không có bất kỳ cơ quan tài phán  nào đảm nhận vai trò ràng buộc việc thực hiện các quy tắc này về mặt pháp lý, hoặc nếu có thì hiệu lực ràng buộc cũng “yếu” hơn so với hiệu lực bắt buộc của pháp luật truyền thống mà ta hay gọi là luật “cứng”[3] trong các văn kiện như điều ước quốc tế chưa có giá trị hiệu lực, các văn bản và bộ luật ứng xử do các tổ chức liên Chính phủ đưa ra (kinh tế, tài chính, môi trường là chủ yếu), một số nghị quyết của các tổ chức liên Chính phủ, thông cáo chung…mà mọi quy định trong các văn kiện đó không tạo ra sự ràng buộc về nghĩa vụ đối với các chủ thể liên quan vì trong quá trình thông qua chưa đạt được sự đồng thuận.

Vậy đâu là khái niệm cuối cùng của luật quốc tế “mềm”, thiết nghĩ chúng ta không nên cố nắn ép nó theo một khuôn mẫu cố định nào bởi bản thân nó đã “mềm” không nên “nắn ép” nó theo một “hình thù” nào.

Nhìn chung, khái niệm luật mềm có thể được hiểu như sau: Luật mềm là những nguyên tắc, quy định mà các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận, cam kết với nhau thông qua thương lượng dựa trên nguyên tắc bình đẳng thỏa thuận nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế đồng thời luật “mềm” không mang tính bắt buộc và cũng không  có cơ chế ràng buộc, những nguyên tắc đó được đảm bảo thực hiện bằng sự tự giác là chủ yếu; mang tính hướng dẫn, khuyến khích hơn là sự ra lệnh.thực hiện với mọi chủ thể.

Các thuật ngữ liên quan

  • Luật “mềm”

Tương tự như luật quốc tế “mềm”, thuật ngữ luật “mềm” đã xuất hiện từ khá lâu, thế nhưng vẫn chưa có một quan điểm chính thức về thuật ngữ này. Tuy nhiên thì chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất rằng luật “mềm” có nghĩa là cam kết được thực hiện bằng cách đàm phán giữa các bên mà không phải ràng buộc pháp lý, hoặc có hiệu lực ràng buộc hơi yếu hơn sự ràng buộc của pháp luật truyền thống, thường được gọi là luật “cứng”.  Trong bối cảnh của luật pháp quốc tế, luật “mềm” liên quan đến hướng dẫn, tờ khai chính sách, quy tắc ứng xử trong đó thiết lập các tiêu chuẩn ứng xử; tuy nhiên, họ không trực tiếp thực thi, điều này không giống như luật “cứng” là pháp luật ràng buộc.

Luật mềm và xu hướng phát triển của luật quốc tế hiện đại

Ngoài ra, ở các nước phương Tây, họ sử dụng khái niệm này để chỉ một nhóm các quy tắc liên quan đến bảo vệ cổ đông mà không phải do cơ quan nhà nước ban hành, cũng không phải là án lệ của tòa án. Luật “mềm” thường được hiểu bao gồm các quy tắc quản trị công ty, các quy tắc về đạo đức kinh doanh và các quy tắc nghề nghiệp mà các kiểm toán viên, kế toán viên cần phải tuân theo. Luật “mềm” được các giáo sư luật phương Tây mô tả là những quy tắc mang tính tự nguyện mà các công ty có thể áp dụng hoặc không áp dụng.

  • Luật ‘cứng”

Trái với luật “mềm”, luật “cứng” là thuật ngữ dùng để chỉ pháp luật theo kiểu truyền thống với đầy đủ các quy định, các biện pháp chế tài, ràng buộc và có cơ chế đảm bảo thực thi. Khi nói đến pháp luật nói chung thì ta ngầm hiểu rằng đó là luật“cứng”, tuy  nhiên thuật ngữ này chỉ để dùng để nói đến sự đối lập khi nhắc đến luật “mềm” chứ không sử dụng một cách rộng rãi. Trong hệ thống pháp luật quốc tế, luật“cứng” bao gồm các hiệp định hoặc thỏa thuận quốc tế, cũng như các luật tục. Những văn bản này tạo ra nghĩa vụ thực thi và quyền dành cho quốc gia (tiểu bang) và các tổ chức quốc tế khác, lúc này không còn sự tự giác và mang tính “hướng dẫn” nữa mà là bắt buộc thực hiện dựa trên những cơ chế ràng buộc pháp luật nhất định.

  • Sự hình thành và phát triển của Luật quốc tế “mềm”
    • Sự hình thành của Luật quốc tế “mềm”

Pháp luật quốc tế có hai nguồn chính là các điều ước quốc tế và luật tục, bên cạnh đó là các nguồn bổ trợ. Các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành thông qua sự thỏa thuận đấu tranh, thương lượng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các chủ thể quốc tế với nhau và được đảm bảo thực hiện bằng sự tuân thủ tuyệt đối kết hợp biện pháp cưỡng chế thi hành do chính các chủ thể của Luật quốc tế áp dụng. Được hình thành trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền của quốc gia nên trong quan hệ quốc tế, không có cơ quan nào có chức năng lập pháp quốc tế, và cũng không có quốc gia nào có thẩm quyền đặt ra các quy tắc xử sự để buộc các quốc gia khác phải tuân thủ. Và không có cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp chung mang tính áp đặt hay bắt buộc thực thi như luật của quốc gia nhưng trong trường hợp có hành vi vi phạm Luật Quốc tế, tùy theo tính chất của hành vi đó mà pháp luật quốc tế sẽ có biện pháp cưỡng chế tương ứng. Có thể cưỡng chế phi vũ trang như: đình chỉ một phần hoặc toàn bộ quan hệ kinh tế, đường sắt, hàng hải, hàng không, cắt đứt quan hệ ngoại giao…và các biện pháp dùng sức mạnh vũ trang do Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong trường hợp đặc biệt cần thiết hoặc xét thấy những biện pháp phi vũ trang không có hiệu quả.Vì cơ chế ràng buộc cực kì nghiêm ngặt của luật pháp truyền thống nhằm đảm bảo các bên tham gia tuân thủ và thực hiện bằng những biện pháp chế tài bao gồm cưỡng chế riêng lẻ và cưỡng chế tập thể mà hậu quả để lại là vô cùng nghiêm trọng, đó có thể là cấm vận, cắt đứt quan hệ ngoại giao, sử dụng biện pháp hạn chế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại…

Xem thêm tại: https://123docz.net/document/3006949-luat-mem-va-xu-huong-phat-trien-cua-luat-quoc-te-hien-dai.htm

Liên hệ:   Email: tailieuluatkinhte1327@gmail.com
   Facebook: https://www.facebook.com/yakuza1327

admin

Recent Posts

Tòa án nhân dân tối cao tuyển dụng công chức 2025

thi công chức TÒA ÁN TỐI CAO TUYỂN DỤNG 2025 TÀI LIỆU ÔN THI 1.…

2 tuần ago

Tuyển dụng công chức viện kiểm sát 2024

thi công chức 1. Số lượng tuyển dụng và vị trí việc làm công chức…

5 tháng ago

Tòa án Hải Phòng tuyển dung công chức 2024

Tòa án Hải Phòng tuyển dung công chức 2024, Tổng chỉ tiểu tuyển dụng: 09…

9 tháng ago

Tòa án nhân dân tối cao tuyển dụng công chức 2024

thi công chức TÒA ÁN TỐI CAO TUYỂN DỤNG 2024 1. Số lượng tuyển dụng…

9 tháng ago

Mã đề thi viết chuyên ngành viện kiểm sát 2024.04

đề thi công chức VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ... HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG…

10 tháng ago

Tòa án An Giang tuyển dụng công chức 2024

Tòa án An Giang tuyển dụng công chức 2024, tuyển dụng 15 công chức tòa…

11 tháng ago