lãnh thổ quốc gia và biên giới
Luật biển Việt Nam 2012 quy định:
– Điều 16.2: Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
– Điều 18.4: Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của VN.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
Căn cứ vào quy chế pháp lý vùng ĐQKT và TLĐ theo UNCLOS, anh/ chị hãy xác định: quy định của LBVN như trên (về việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm của các quốc gia) có phù hợp với UNCLOS hay không? Tại sao?
Là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á và tiếp giáp Biển Đông, Việt Nam vừa có biên giới trên đất liền, vừa có vùng biển chồng lấn với các quốc gia láng giềng. Đồng thời, việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang đứng trước những thách thức mới và đặt ra những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Do đó, việc giải quyết dứt điểm vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia với các nước có liên quan là một trong những ưu tiên trong đường lối đối ngoại và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Nhà nước ta.
-Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
+Đường biên giới Việt Nam và Trung Quốc dài 1.449,56km, trong đó có 383,914km đi theo sông, suối, đã được cắm 1.971 cộc mốc, bao gồm 1.548 mốc chính và 422 mốc phụ.
-Đường biên giới trên đất liền Việt Nam và Lào
+Hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào bao gồm 1.002 mốc, gấp 4,5 lần so với giai đoạn trước. Toàn bộ kết quả này được ghi nhận trong Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam – Lào (ngày 16-3-2016).
-Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Cam-pu-chia.
+Hai bên tiến hành phân giới, cắm mốc và trên thực tế đã triển khai cắm được 72/222 cột mốc, phân giới được 200km. Tuy nhiên, sau đó, do tình hình chính trị nội bộ của Cam-pu-chia, vấn đề phân giới, cắm mốc giữa hai nước bị gián đoạn trong một thời gian. Với tinh thần quyết tâm hoàn thành dứt điểm vấn đề biên giới đất liền Việt Nam – Cam-pu-chia, năm 2005, hai nước đã ký kết Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và phối hợp triển khai phân giới, cắm mốc, đạt nhiều thành tựu to lớn. Đến nay, hai bên đã hoàn thành pháp lý hóa thành quả phân giới, cắm mốc đối với khoảng1.045km đường biên giới, tương đương 84% khối lượng trên toàn tuyến; ký kết Hiệp ước bổ sung và Nghị định thư phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền năm 2019.
-Đàm phán phân định vùng biển Việt Nam – Thái Lan
+Tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn. Theo hiệp định giữa 2 nước,Việt Nam hưởng 32,5% diện tích khu vực chồng lần giữa hai nước.
-Đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
+Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, theo đó về diện tích tổng thể, Việt Nam đạt 53,23% diện tích Vịnh, Trung Quốc đạt 46,77%, đường phân định cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý, đảo Cồn Cỏ được hưởng 50% hiệu lực. Cùng với Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc cũng ký kết Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ. Hiệp định này mới hết hạn vào ngày 30-6-2020, sau khi đã kết thúc 15 năm thời hạn và một năm gia hạn.
-Đàm phán phân định vùng thềm lục địa Việt Nam – In-đô-nê-xi-a
+Khoảng cách giữa bờ biển hai nước Việt Nam và In-đô-nê-xi-a khoảng 250 hải lý, do đó, theo các quy định có liên quan của luật biển quốc tế, giữa hai bên tồn tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa chồng lấn cần được giải quyết. Vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam và In-đô-nê-xi-a rộng khoảng 37.000km2.
Shopee giảm giá Lazada voucher Piecardin Vnpay Highland
*Phương hướng:
Vì vụ việc xảy ra tại vị trí cách mũi Vũng Tàu 6 hải lý về phía nam, thuộc chủ quyền của Việt Nam,theo Điều 13 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989, nguyên tắc phân định thẩm quyền giữa các Toà án cùng cấp ở trong nước được quy định như sau: Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự là Toà án nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn; nếu bị đơn là pháp nhân thì toà án có thẩm quyền là toà án nơi pháp nhân đặt trụ số, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; tranh chấp bất động sản do toà án nơi có bất động sản giải quyết. Như vậy, nếu áp dụng quy định này đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, thì Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khi bị đơn cư trú hoặc có nơi làm việc tại Việt Nam, bị đơn là pháp nhân có trụ sở tại Việt Nam, và cả khi đối tượng tranh chấp là bất động sản ở Việt Nam.
Unilever Cham Unilever Health VIB Fianncial Viettel money
Xem thêm tại: https://123docz.net/document/10219905-bai-kiem-tra-giua-ky-cong-phap-quoc-te.htm
Liên hệ: Email: tailieuluatkinhte1327@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/yakuza1327
Bài viết liên quan:
Slide thuyết trình phân định biển trong luật quốc tế và vấn đề phân định biển giữa việt nam với các nước hiện nay
thi công chức TÒA ÁN TỐI CAO TUYỂN DỤNG 2025 TÀI LIỆU ÔN THI 1.…
thi công chức 1. Số lượng tuyển dụng và vị trí việc làm công chức…
Tòa án Hải Phòng tuyển dung công chức 2024, Tổng chỉ tiểu tuyển dụng: 09…
thi công chức TÒA ÁN TỐI CAO TUYỂN DỤNG 2024 1. Số lượng tuyển dụng…
đề thi công chức VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ... HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG…
Tòa án An Giang tuyển dụng công chức 2024, tuyển dụng 15 công chức tòa…