Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau.rong quan hệ quốc tế, khi đề cập đến các nguyên tắc của LQT, người ta thường nói đến 3 loại nguyên tắc đó là: Nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc pháp luật chung, nguyên tắc chuyên ngành. Trong nội dung bài này, chúng tôi chủ yếu đi vào tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các nguyên tắc cơ bản của LQT, bao gồm: Khái niệm nguyên tắc cơ bản của LQT, đặc điểm cũng như vai trò của các nguyên tắc cơ bản của LQT trong đời sống quốc tế; và phần nội dung chi tiết của các nguyên tắc cơ bản của LQT.
Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung (Jus Cogens) đối với mọi chủ thể luật quốc tế. Trong luật quốc tế, các nguyên tắc cơ bản tồn tại dưới dạng những quy phạm Jus cogens được ghi nhận ở điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.
Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thực hiện hai chức năng quan trọng là ổn định quan hệ quốc tế và ấn định khuôn khổ xử sự cho các chủ thể trong quan hệ quốc tế, qua đó tạo điều kiện cho quan hệ quốc tế phát triển.
Sở dĩ gọi một số nguyên tắc của LQT là những nguyên tắc cơ bản bởi vì trong hệ thống luật quốc tế tồn tại nhiều nguyên tắc khác nhau, trong đó có các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ liên quốc gia ở phạm vi toàn cầu, đồng thời lại có cả những nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các nước cùng khu vực và nguyên tắc điều chỉnh quan hệ trong từng ngành luật cụ thể của hệ thống luật quốc tế. Trong các nguyên tắc này thì hệ thống các nguyên tắc cơ bản của LQT là những nguyên tắc thể hiện tập trung nhất các quan điểm chính trị – pháp lý và cách xử sự của các quốc gia trong việc giải quyết những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của đời sống quốc tế.
Luật Quốc Tế là hệ thống các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật được quốc gia và các chủ thể khác của Luật Quốc Tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng; nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
Như vậy, các nguyên tắc cơ bản của LQT được hiểu là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung đối với mọi chủ thể LQT. Trong LQT, các nguyên tắc cơ bản tồn tại dưới dạng những quy phạm được ghi nhận ở điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.
Pháp luật quốc gia điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong nội bộ phạm vi lãnh thổ, còn pháp luật quốc tế điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống sinh hoạt quốc tế giữa các chủ thể luật quốc tế.
Cụ thể hơn, đối tượng điều chỉnh của pháp luật quốc gia là quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc gia: nhà nước, cá nhân, pháp nhân trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó; còn đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế là quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế: giữa các quốc gia với nhau, giữa các tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của luật quốc tế.
Quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu của Luật quốc tế:
– Tổ chức quốc tế liên chính phủ: là tổ chức do các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế thỏa thuận thành lập trên cơ sở điều ước quốc tế. Tổ chức quốc tế liên chính phủ là tổ chức có tính phái sinh, hạn chế của Luật quốc tế. Quá trình hình thành cũng như quyền và nhiệm vụ của tổ chức quốc tế liên chính phủ hoàn toàn do các quốc gia thành viên thỏa thuận.
– Dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết: Nguyên tắc dân tộc tự quyết là một nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, do đó các dân tộc đấu tranh giành quyền tự quyết cũng được coi là một chủ thể của Luật quốc tế.
Chủ thể pháp luật quốc gia: là thể nhân, pháp nhân. Trong đó quốc gia là một chủ thể đặc biệt.
Quy phạm pháp luật quốc tế được hình thành dựa trên cơ sở sự thỏa thuận của các quốc gia cũng như các chủ thể khác của Luật quốc tế. Sự thỏa thuận này có thể thực hiện bằng một trong hai cách sau đây:
– Thông qua ký kết điều ước quốc tế hoặc
– Thông qua việc thừa nhận những quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế là những quy phạm có tính chất bắt buộc chung.
Pháp luật Quốc gia được xây dựng do bộ máy nhà nước của quốc gia đó ban hành.
Shopee giảm giá Lazada voucher Piecardin Vnpay Highland
Thi hành luật quốc tế là quá trình các chủ thể áp dụng cơ chế hợp pháp, phù hợp để đảm bảo các quy định của luật quốc tế được thi hành và được tôn trọng đầy đủ trong đời sống quốc tế.
Đây là quá trình các chủ thể luật quốc tế, thông qua các cơ chế quốc tế và quốc gia (do luật quốc tế quy định) để thực thi các quyền và nghĩa vụ pháp luật quốc tế. Quá trình này được tiến hành bằng nhiều hoạt động pháp lý có liên quan với nhau trong yêu cầu chung là đảm bảo lợi ích riêng của từng chủ thể phù hợp với lợi ích chung của cả cộng đồng, hướng đến phát triển và ngày càng hoàn thiện luật quốc tế.
Pháp luật quốc tế không có bộ máy cưỡng chế tập trung thường trực mà chỉ có một số biện pháp cưỡng chế nhất định mang tính tự cưỡng chế dưới hình thức riêng rẽ hoặc tập thể.
Nói cách khác, trong luật quốc tế không có một hệ thống các cơ quan chuyên biệt và tập trung làm nhiệm vụ đảm bảo thi hành luật quốc tế. Bởi quan hệ quốc tế trước tiên và chủ yếu là quan hệ giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền và bình đẳng với nhau về pháp lý, nên việc tồn tại một hệ thống cơ quan đảm bảo thi hành hoặc chế thi hành luật quốc tế tập trung sẽ được hiểu như vi phạm đến sự bình đẳng giữa các quốc gia. Mặt khác, hệ thống các nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế là do chính các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện, thông qua đấu tranh và thương lượng, chính vì vậy, việc tuân thủ các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế này cũng dựa trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên, trong luật quốc tế vẫn tồn tại những biện pháp chế tài.
– Tính mệnh lệnh chung: Biểu hiện ở chỗ:
+ Tất cả các loại chủ thể đều phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của LQT.
+ Không một chủ thể hay nhóm chủ thể nào của LQT có quyền hủy bỏ nguyên tắc cơ bản của LQT.
+ Bất kỳ hành vi đơn phương nào không tuân thủ triệt để nguyên tắc cơ bản của LQT đều bị coi là sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế.
+ Các quy phạm điều ước và tập quán quốc tế có nội dung trái với các nguyên tắc cơ bản của LQT đều không có giá trị pháp lý.
+ Ngoài ra, đối với các lĩnh vực có các nguyên tắc chuyên biệt như: Luật Biển quốc tế, Luật hàng không dân dụng quốc tế…thì bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của LQT, các bên còn phải chấp hành các nguyên tắc chuyên biệt trong từng lĩnh vực cụ thể.
Unilever Cham Unilever Health VIB Fianncial Viettel money
– Tính bao trùm: Nguyên tắc cơ bản của LQT là chuẩn mực để xác định tính hợp pháp của toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp lý quốc tế. Đồng thời chúng được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực của quan hệ quốc tế giữa các quốc gia.
– Tính hệ thống: Các nguyên tắc cơ bản của LQT có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Biểu hiện ở chỗ: việc tôn trọng hay phá vỡ nguyên tắc này sẽ làm ảnh hưởng đến nội dung và việc tuân thủ nguyên tắc khác.
– Tính thừa nhận rộng rãi: Đặc trưng này thể hiện ở chỗ: các nguyên tắc cơ bản của LQT được áp dụng trong phạm vi toàn thế giới, đồng thời chúng được ghi nhận trong hầu hết các văn bản pháp lý quốc tế quan trọng như: Hiến Chương LHQ, Tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản của LQT, Định ước Hen-xin-ki năm 1975 về an ninh và hợp tác các nước Châu Âu, Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á…
Trong các đặc điểm nêu trên, đặc điểm về tính mệnh lệnh chung là quan trọng nhất, tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để các nguyên tắc cơ bản của LQT chi phối lại các nguyên tắc pháp luật chung và nguyên tắc chuyên ngành.
Xem thêm tại: https://123docz.net/document/10695184-phan-tich-cac-nguyen-tac-co-ban-cua-luat-quoc-te.htm
Liên hệ qua: Email: tailieuluatkinhte1327@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/yakuza1327
thi công chức TÒA ÁN TỐI CAO TUYỂN DỤNG 2025 TÀI LIỆU ÔN THI 1.…
thi công chức 1. Số lượng tuyển dụng và vị trí việc làm công chức…
Tòa án Hải Phòng tuyển dung công chức 2024, Tổng chỉ tiểu tuyển dụng: 09…
thi công chức TÒA ÁN TỐI CAO TUYỂN DỤNG 2024 1. Số lượng tuyển dụng…
đề thi công chức VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH ... HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG…
Tòa án An Giang tuyển dụng công chức 2024, tuyển dụng 15 công chức tòa…